Ngày nay, các sản phẩm tủ bếp gỗ công nghiệp rất được các gia đình yêu thích lựa chọn. Với thiết kế mang vẻ đẹp sang trọng, hiện đại cùng nhiều kiểu dáng, màu sắc khác nhau. Đặc biệt, những mẫu sản phẩm này có thể khắc phục tốt nhược điểm của gỗ tự nhiên truyền thống. Các loại gỗ công nghiệp làm tủ bếp vô cùng phong phú và đa dạng. Nếu bạn đang phân vân chưa biết nên chọn loại nào thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây.
Gỗ công nghiệp MFC được làm từ các bộ phận ngoại trừ lá của các cây gỗ ngắn ngày. Theo đó, gỗ được nghiền thành dạng dăm. Sau đó, trộn thêm với nhiều chất phụ gia khác để tạo độ kết dính. Tiếp theo, hỗn hợp bột gỗ sẽ được hình thành các tấm ván dăm.
Với mỗi tấm ván dăm chuẩn sẽ có kích thước chiều rộng x chiều dài là 1220 x 2440 mm. Tuy nhiên, bề dày của tấm ván dăm sẽ tùy thuộc mục đích sử dụng. Nhưng thường sẽ khoảng 6 đến 18 mm.
Ván gỗ dăm thành phẩm MFC sẽ được chia là hai loại lõi thường và lõi chống ẩm. Lõi chống ẩm được phân biệt bằng màu xanh so với lõi thường. Nó có khả năng chịu nước tốt. Đối với loại gỗ MFC này có giá thành thấp nhất trong nhóm gỗ công nghiệp.
Gỗ MDF cũng có thành phần cấu tạo tương tự như MFC. Tuy nhiên gỗ được nghiền mịn hơn và được ép với áp suất cao hơn. Những tấm gỗ MDF sẽ có độ cứng nhất định nên chịu lực tốt. Cùng với đó là khả năng chịu nước tốt hơn MFC. Nhờ hạt gỗ được nghiền mịn và nhỏ hơn.
Đơn vị sản xuất cũng phân loại thành MDF thường và MDF lõi xanh chống ẩm. Hiện nay, các loại gỗ công nghiệp làm tủ bếpnày đang được sử dụng phổ biến nhất trong thiết kế nội thất phòng bếp.
Tấm gỗ MDF công nghiệp có kích thước 1220 x 2440 mm và độ dày đa dạng hơn so với MFC từ 3 đến 25 mm. Mức giá thành của MDF là ở phân khúc giữa.
Được đánh giá là cao cấp hơn hai dòng gỗ công nghiệp trên, về cấu tạo, HDF vẫn dùng những cây gỗ bạch đàn, keo, cao su ngắn ngày. Tuy nhiên quy tình sản xuất nghiêm ngặt hơn. Quá trình sơ chế, các cây gỗ được luộc qua và sấy khô ở nhiệt độ cao. Gỗ sau đó mới được nghiền thật mịn và trộn thêm các chất chuyên dụng. Công nghệ ép hiện đại với lực ép siêu lớn tạo nên những tấm HDF mỏng và cứng.
Gỗ công nghiệp HDF được chia thành hai loại HDF siêu chống ẩm và Black HDF siêu chống ẩm. Cả hai loại này đều có khả năng chịu nước 100%, khả năng bám vít và bám keo tốt.
Vốn dĩ HDF có giá thành cao chính là vì quy trình sản xuất yêu cầu cao và hiện đại. Ngoài ra, loại gỗ này còn có một số ưu điểm như độ cứng chịu lực, chịu nước tốt hơn hai dòng gỗ công nghiệp MFC và MDF. Đặc biệt, HDF không cần đến vật liệu dán bề mặt vẫn có tuổi thọ cao.
Gỗ Plywood được kết hợp bởi gỗ tự nhiên được bào mỏng, xếp lệch nhau với mùn gỗ. Để cố định được chúng, người ta sử dụng keo, chất phụ gia sau đó ép thật chặt thành các tấm gỗ lớn.
Đặc điểm của Plywood là khả năng chịu nước và rất nhẹ, khi sử dụng sẽ không bị cong vênh. Tuy nhiên, loại gỗ này có mức giá thành của nó cao nhất trong các loại gỗ công nghiệp làm tủ bếp.
Trên đây, chúng tôi vừa giới thiệu đến bạn các loại gỗ công nghiệp làm tủ bếp. Mong rằng sẽ giúp các gia đình dễ dàng lựa chọn hơn chất liệu làm tủ bếp phù hợp cho gia đình mình.
Nội thất Vũ Hưng là đơn vị chuyên thiết kế, sản xuất và thi công đồ dùng nội thất đảm bảo chất lượng và uy tín. Nếu bạn cần sự tư vấn và giúp đỡ thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Địa chỉ: Ngõ 03, Thanh Mạc, Xã Thanh Đa, H.Phúc Thọ, TP.Hà Nội.
Hotline: 0822.38.8282 - 038.236.6995.
Email: noithatvuhung97@gmail.com
Website: noithatvuhung.vn
Fanpage: Nội Thất Vũ Hưng
Chia sẻ bài viết: